Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA GIÀN GIÁO QUA CÁC THỜI KỲ.


 Trong từ điển tiếng Việt thì ý nghĩa của giàn giáo được lý giải như sau:
- Giàn giáo: Là một kết cấu chịu lực, cấu tạo từ những thanh bằng gỗ, thép, bêtông cốt thép…, dùng làm hệ thống chịu lực chính trong xây dựng ( mái nhà, nhịp cầu.. ) và trong các kết cấu xây dựng khác.
- Giàn giáo: Toàn thể những gióng, cột, xà, ván giằng với nhau, bắc tạm cho thợ đi được trong một nhà đang làm, xây tường lên cao, lợp mái… Kết cấu bằng các thanh giằng bằng kim loại, bê tông cốt thép, gỗ hoặc vật liệu kết hợp, chịu lực của mái nhà, nhịp cầu, công trình thủy công...

Giàn giáo ống dùng khóa giáo liên kết trong xây dựng

( Giáo ống là loại giàn giáo mà các ống giáo được liên kết với nhau bằng khóa giáo, còn gọi là khóa giàn giáocùm giáo. Phổ biến có hai loại cùm xoay và cùm tĩnh, ống nối ).

Thời kỳ cổ đại
Hơn 17.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng những bức tranh thời kỳ đồ đá trên trần và những bức tranh trên tường xung quanh hang động tại Lascaux, được sử dụng hệ thống giàn giáo để sơn vẽ. Người Ai Cập cổ đại , Nubia và Trung Quốc cũng được ghi nhận đã sử dụng cấu trúc giàn giáo để xây dựng nhà cao tầng. Giàn giáo sơ khai được sử dụng bằng gỗ, tre và gắn kết với nhau bằng dây.
Kỷ nguyên hiện đại
Trong thời đại Victoria, nhiều loại giàn giáo đã được ra đời bởi các công ty tư nhân thời kỳ đó với những tiêu chuẩn và kích thước khác nhau. Nhưng sau đó, vào năm 1906 giàn giáo được sản xuất theo một tiêu chuẩn chung do Daniel Palmer-Jones và anh trai David sáng chế. Năm 1919 trở thành công ty SGB (giàn giáo vương quốc Anh) và hiện đang thuộc sở hữu của HARSCO.
Công tác sửa chữa trên Cung điện Buckingham năm 1913 với sự có mặt của giàn giáo xây dựng.
Năm 1923, công ty SGB  giới thiệu ống thép tròn như đường ống nước (thay vì cột gỗ) với kích thước tiêu chuẩn, cho phép các bộ phận có thể thay thế lẫn nhau và cải thiện sự ổn định cấu trúc của giàn giáo. Việc sử dụng các nối chéo cũng giúp cải thiện sự ổn định, đặc biệt là trên các tòa nhà cao tầng. Vào năm 1944 công ty đưa ra thị trường hệ thống giàn giáo khung  và được sử dụng rộng rãi cho đến thời gian sau này.
Vật liệu
Các thành phần cơ bản của giàn giáo là những ống thép được hàn gắn theo tiêu chuẩn, tạo thành những khung có độ chịu lực cao, kết nối với nhau bằng giằng chéo.
Giàn giáo tre được sử dụng rộng rãi tại Hồng Kông, với dây nylon dùng buộc chặt các thanh tre lại với nhau tạo thành giàn giáo thi công . Tại Ấn Độ, được sử dụng chủ yếu là giàn giáo bằng gỗ, tre, với các mối nối với nhau được gắn kết bằng dây thừng làm từ tóc dừa (xơ dừa)
Hiện tại ở Việt Nam có 2 loại giáo được dùng phổ biến:
- Giàn giáo Khung - giàn giáo chữ H: được sử dụng vào mục đích chống đỡ, bao che, công tác hoàn thiện.
- Giàn giáo nêm - hệ giàn giáo chống Vietform: tuy ra đời sau hệ giàn giáo khung nhưng nó có nhiều ưu điểm nội trội. Được sử dụng chính vào mục đích chống đỡ kết cấu bê tông.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét