Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

BIỆN PHÁP THI CÔNG GIÀN GIÁO CẦN NHỮNG YÊU CẦU NÀO

Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng tại Thông tư 22/2010/TT- BXD chỉ rõ khi sử dụng giàn giáo xây dựng làm hệ chống đỡ cốp pha hay sử dụng giàn giáo làm phương tiện tiếp cận vị trí thi công, nhà thầu cần lập biện pháp thi công và tổ chức phê duyệt biện pháp thi công này.
  Thông tư cũng nêu rõ, biện pháp thi công do nhà thầu phê duyệt phải được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản và đồng ý cho sử dụng để thi công công trình.

Mô phỏng mô hình giàn giáo bs1139

Từ những quy định đó, các yêu cầu khi thiết kế biện pháp thi công giàn giáo đặt ra gồm:

- Tiêu chí quyết định khi thiết kế và thi công giàn giáo:

+ Giàn giáo phải đủ chịu lực (bảo đảm về cường độ)

+ Giàn giáo phải bảo đảm độ ổn định của kết cấu giàn giáo xây dựng

- Để đảm bảo 2 tiêu chí trên cần thỏa mãn các yêu cầu về cường độ:

+ Tính toán đủ các tải trọng liên hệ giàn giáo. Những tải trọng để tính toán giàn giáo cốp pha tham khảo Phụ lục 1 của TCVN 4453: 1995 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối- quy phạm tgi công và nghiệm thu.

+ Với các kết cấu có tải trọng rất nặng tác động như giàn giáo đỡ hệ cốp pha cho kết cấu dầm chuyền trong việc xây dựng nhà cao tầng, phải kể hết tải trọng tác động liên hệ giàn giáo, sót tải trọng sẽ dẫn đến sự cố là hệ giàn giáo không đủ sức chịu tải nên vật liệu của thanh bị phá hoại mà hư hỏng.

+ Khi tính toán giàn giáo theo cường độ, phải kiểm tra sự chịu lực của từng thanh trong hệ giàn giáo và sự chịu lực của các thanh khi ghép các thanh thành hệ khung giáo.

+ Cần lưu tâm khi nối các thanh ngắn thành dài, cần kiểm tra cường độ ở mói ghép giữa các thanh.

+ Vật liệu làm giàn giáo còn đủ tốt để sử dụng được: ống giáo, khóa giáo xoay, khóa giáo tĩnh, ống nối... Cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật liệu sử dụng làm giàn giáo. Tre, gỗ, đã bị mục, bị mối xông hoặc bị khuyết do các tác động cơ học con người tạo nên, không được tiếp tục sử dụng. Thanh, ống kim loại trong giàn giáo thép nếu bị ăn mòn, gỉ sét hoặc bị biến hình do va đập, móp, bẹp cũng không được sử dụng .

- Để đảm bảo độ ổn định của hệ thống giàn giáo xây dựng cần phải kiểm tra:

+ Kiểm tra độ ổn định của từng thanh theo tiêu chí độ mảnh của thanh.

+ Kiểm tra độ ổn định của hệ khi ghép các thanh thành giàn phẳng hoặc giàn không gian.

+ Biện pháp bảo đảm độ tỳ sát (lực ép mặt) của đầu trên các thanh giàn với tải trọng bên trên tác động xuống giàn giáo.

+ Cần đảm bảo tuyệt đối về an toàn cho cấu trúc đỡ dưới giàn giáo. Cấu trúc đỡ này phải đủ sức chịu tải, không bị chuyển dịch do trơn trượt hay bị chuyển dịch cưỡng bức khác.

+ Hệ giàn giáo phải neo, gắn với công trình bảo đảm chống chuyển dịch toàn hệ thống do các tải trọng ngang như gió, lốc hay các rung chuyển đất vì những lý do khác nhau (nổ mìn gần, xe trọng tải lớn đi gần, những lý do tạo rung khác…).

+ Đặc biệt lưu tâm đến các liên kết giữa các thanh giàn giáo: phải bảo đảm liên kết đúng các điều kiện thiết kế để xuất. Vật liệu để liên kết phải mới, bảo đảm các tiêu chí thiết kế và những vị trí liên kết phải được thi công tốt, chặt, bền. Vật liệu làm giàn giáo phơi lộ mưa, nắng cần được kiểm tra định kỳ và thường xuyên. Kỳ kiểm tra nên là 10 ngày vào mùa khô và 7 ngày vào mùa mưa.

+ Cần hết sức lưu tâm khi thiết kế, kiểm tra và lắp dựng hệ giàn giáo là những thanh giằng, kết cấu giằng. Thanh giằng và kết cấu giằng tạo ổn định cho hệ giàn giáo, chống biến hình và mất ổn định.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét